top of page

TÌM HIỂU VỀ

TỲ LÔ GIÁ NA

MẠN ĐÀ LA

Mandala Tỳ Lô Giá Na - Giải Thích

Theo truyền thống, mandala là một hình ảnh quán tưởng hoặc bức tranh mô tả vũ trụ của các vị Phật, Bồ Tát và chư thánh hiền. Thiền giả dùng các dạng mandala khác nhau để làm hình ảnh quán tưởng cho pháp tu thiền của họ. Những người tu luyện coi mandala là biểu tượng của vũ trụ tâm linh và do đó là cửa ngõ để chứng ngộ và giải thoát.

Mandala Tỳ Lô Giá Na là một mandala dựa trên triết lý của Kinh Hoa Nghiêm. Đặc điểm của mandala này? Đó là một mandala 3 chiều, trong đó đại chúng có thể bước vào mandala, lễ lạy, tụng niệm, tu thiền và trở thành một phần của trải nghiệm tâm linh tập thể. Mandala Tỳ Lô Giá Na là một không gian thiêng liêng, nơi sức mạnh tâm linh và lành trị của chư Phật, Bồ Tát hội tụ và nối kết với các hành giả tu tập để nâng cao tâm linh của tất cả người tham dự.

Đức Phật Tỳ Lô Giá Na được gọi là Pháp Thân Phật, bất sinh, vô hình, không có hình dạng, nhưng trùm phủ khắp nơi và hiển hiện trong toàn bộ Pháp Giới. Trong triết lý của Kinh Hoa Nghiêm, Tỳ Lô Giá Na Như Lai được coi như là sự viên mãn của hai đường tu đại diện bởi 2 vị đại Bồ tát, Văn Thù và Phổ Hiền.

Bồ tát Văn Thù đại biểu cho con đường khai mở Chân Tâm, trong đó vô lượng quang minh của Chân Tâm lập tức lan tỏa đến mọi tầng tâm thức và mọi lớp bóng tối (đặc biệt là 5 tầng bóng tối gọi là Ngũ Ấm -  sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Bồ tát Phổ Hiền đại biểu cho con đường tiến hóa tâm linh, trong đó hành giả tiến hóa theo vòng xoắn qua nhiều giai đoạn phát triển, lập tức nhận tri sự rỗng rang của tất cả cuộc hiện sinh, dung nạp được tất cả tình huống khi phục vụ, giảng dạy và chuyển hóa tất cả chúng sinh trong mạng lưới quan hệ.

Hội Từ Bi Phụng Sự đem Mandala Tỳ Lô Giá Na đến Koyasan ở Nhật Bản vì muốn tôn vinh người sáng lập ra Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản là ngài Không Hải Đại Sư, người được coi là hóa thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, và là một vị tổ vĩ đại nhất của dòng phái Chân Ngôn.

bottom of page