top of page
CSS Staff Writers

Tầng Nhìn



Cả cuộc đời, nhiều khi chúng ta không để ý tới tầng nhìn của mình và không bao giờ nghĩ rằng nó quan trọng cỡ nào.


Tầng nhìn cũng có thể gọi là góc độ nhìn của mình. Nhiều khi các bác ở trên cao, không thấy được các chuyện thấp hơn. Nhiều khi nhìn từ một tầng thấp hơn mình không thấy được, thì mình cần nâng cao tầng nhìn hơn. Nhiều khi bác ở trên đỉnh núi thì lại không thấy được cái đỉnh như thế nào và bác cần phải đi ra khỏi đỉnh để thấy cái đỉnh!


Tại sao hôm nay chúng ta đi leo núi (hiking) như vầy? Có phải để ngắm cảnh, để tìm thấy cái đẹp? Cảnh mình nhìn nhiều khi mở rộng, nhiều khi nhỏ hẹp, nhiều khi đầy ánh sáng, nhiều khi đầy bóng tối. Cảnh luôn thay đổi. Cho nên đừng nghĩ rằng mình đi để tìm cái đẹp, mà nên nghĩ rằng: Mình học được cái gì ở trong cái tầng này? Thì tự nhiên, đi đâu mình thấy cũng vui cả. Đi đâu mình cùng nên dành thời gian ngừng lại như vậy để nhìn ngắm, và đặt câu hỏi: Tại sao? 


Nếu mình đi bộ lẹ quá, đi cho đến đích rồi trở về, hay đi tìm được chỗ đẹp và nghĩ đó là thành công thì cũng không phải. Chúng ta đi để coi xem cuộc đời mình, ngay bây giờ, đang ở độ cao nào hay ở gốc độ nào.  Có tầng nhìn như vậy, thì tại sao mình không cảm giác vừa ý ngay? hay tại sao mình rất vui và vừa ý? Tại sao vậy?


Đi bộ không có ý nghĩa gì hết nhưng mình nên cho nó một ý nghĩa: tầng nhìn của mình.


Cuộc sống giống như cuộc đi bộ của bạn ngay bây giờ. Bạn cần thay đổi độ cao. Đôi khi bạn ở độ cao rất thấp, bạn cần đi lên cao hơn để có thể nhìn thấy quan cảnh tốt hơn. Đôi khi bạn lại hạ xuống độ thấp hơn để có thể nhìn xung quanh tốt hơn, và một số góc nhìn giúp bạn thấy rõ hơn góc khác. Đôi khi bạn không thể đứng trên cùng một ngọn núi để nhìn ngọn núi đó. Bạn cần phải ra khỏi và nhìn lại. Nếu bạn chỉ ở trong Phật giáo, bạn sẽ không thể hiểu được Phật giáo vì bạn không có sự so sánh. Bạn nhảy ra khỏi Phật giáo, bạn tiếp nhận niềm tin khác, và từ niềm tin khác đó, bạn nhìn lại Phật giáo. Bạn đã nhận ra. Bạn đã nhận ra không phải vì bạn hiểu biết mà vì bạn thấy được điều đó từ góc cạnh khác. Vậy nên, góc độ nhìn là điều chúng ta luôn tìm kiếm. Tại sao chúng ta leo núi? Không chỉ vì chúng ta muốn lên đến đỉnh để có tầm nhìn không bị cản trở, mà còn vì chúng ta muốn thay đổi độ cao của của cái nhìn.


Thầy hỏi: Bây giờ theo như chị T, đời của chị ngay lúc này, chị có happy không? 


Chị T: Dạ có. 


Thầy: Vậy thì bước kế tiếp chị cần làm gì về phương diện tầng nhìn?


Chị T: Dạ, nâng tầng nhìn cao hơn.


Thầy: làm sao mình biết là lên tầng cao hơn? Làm sao biết là mình xuống tầng thấp hơn? Có khi nâng cao tầng nhìn là mình ngồi tu xuất tục. Có khi hạ thấp xuống là mình tu hành nhập thế. Không phải lên cao là tốt hơn hay xuống thấp là tốt hơn mà cần phải biết là mình đang cần điều gì?


Nhiều khi mình cần ở nơi bằng phẳng mở rộng như tại đây. Nhiều khi mình cần rất nhiều bạn bè. Nhiều khi mình cần phải nối kết với nhiều người hơn.


Hiểu được như thế thì con đường tu hành của chúng ta rất đẹp. Nếu không, chúng ta cứ nghĩ phải lên cao hơn hoài. Khi lên đến đỉnh thì sẽ như thế nào? Khi đó chỉ có một lựa chọn là đi xuống mà thôi!



18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page