MANDALA?
Ý NGHĨA
Phân biệt mandala và mandara
Mandala và mandara là hai chữ Phạn cùng được phiên âm là mạn đà la. Do đó chúng thường bị hiểu lầm là giống nhau, và cùng ý nghĩa. Nhưng thật ra, mandara, mandarava, mandaraka đều là thiên hoa, tức là một loại hoa trên cõi trời.
Trong Phật giáo, mạn đà la được dịch là đàn, đàn tràng, luân viên cụ túc, phát sinh, tụ tập, chỗ để giúp cho hành giả (hoặc là nhiều hành giả) tập trung tâm thức tới cực điểm.
Trong Đại Nhật Kinh, có đoạn như sau: “Mandala là nơi tâm thức của chư đại bồ tát an trụ. Nó cũng là nơi an trụ tâm thức của tất cả hành giả du già. Do biết như vậy, hành giả chứng ngộ toàn giác… Sự quán tưởng mandala trong tâm hành giả lành trị cơn bịnh mê muội. Nó sẽ lập tức lành trị sự mê muội trong tâm chúng sinh, và giải trừ mọi nghi nạn. Mandala không khác gì tâm thức, và tâm thức chẳng khác gì mandala. Vì sao vậy? Vì tâm thức và mandala là một.
(Trích Đại Nhật Kinh, Taisho 18:41)
Đây là một khẳng định sâu sắc nhất và mạnh mẽ nhất về ý nghĩa mandala vậy.
(Trích quyển Mandala Vô Lượng Quang Minh, do Thầy Hằng Trường biên soạn)